Gọi 0947 011 021

  • Công Ty TNHH Vật Tư Công Nghiệp Minh Hưng Thịnh
  • Số 23A6 khu phố 1, Phường An Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • MST: 3603.479.451
  • Tel: 0251.8606.323 – 0251.8860.879 – 0947.011.021 (Mr.Minh)
  • Email: vattuhungthinh99@gmail.com

Du học sinh Việt ở Australia lo thất nghiệp

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Với các biện pháp Chính phủ Australia đang thực hiện, du học sinh Việt không quá lo về đại dịch mà chỉ lo thất nghiệp, không có tiền đóng học phí.

Hiện nay Australia có hơn 25.000 du học sinh Việt Nam. Thời gian qua chỉ một số ít trở về nước tránh dịch, đa số chọn ở lại để không bị gián đoạn việc học, vi phạm điều kiện visa và ảnh hưởng tới những dự định tương lai.

Từ giữa tháng 3, dịch bệnh ở Australia bắt đầu bùng phát. Số ca nhiễm tăng gấp đôi sau mỗi ba ngày. Cho đến 27/3, Australia đã xét nghiệm hơn 181.000 người, phát hiện 3.048 ca dương tính, trong đó 13 người chết.

Để phòng chống Covid-19, Bộ Y tế Australia khuyên người dân nên duy trì khoảng cách cá nhân (physical distance) ít nhất 1,5 m; giữ vệ sinh, rửa tay thường xuyên với xà phòng hay nước rửa tay khô; che miệng bằng giấy tissue hoặc khuỷu tay khi ho, hắt hơi; tẩy trùng thường xuyên vật dụng như mobile phone, chìa khóa; lau chùi các bề mặt như bàn học, máy tính, chuột.

Bác sĩ Australia cho rằng chỉ người bệnh mới cần mang khẩu trang để tránh lây lan. Người Australia không có thói quen mang khẩu trang, nhưng nếu bạn cẩn thận mang thì cũng không có gì phiền phức. Hiện nay, nhiều người đã quen dần với việc đeo khẩu trang.

Australia có hệ thống y tế thuộc hàng top thế giới. Công ty bảo hiểm y tế (OSHC) chi trả hoàn toàn chi phí xét nghiệm và chữa trị Covid-19. Hơn nữa theo thống kê, những người lớn tuổi, hay người có bệnh nền dễ tổn thương nhất. Người trẻ, khỏe mạnh thì coronavirus chỉ như cúm mùa, vài tuần sẽ khỏi.

Vì thế du học sinh Việt Nam ở Australia không quá lo lắng về bệnh dịch. Nỗi lo lớn nhất lúc này là thất nghiệp, không có tiền đóng học phí, tiền trọ, trả các hóa đơn và nhiều chi phí khác.

Những ngành dịch vụ (hospitality) như nhà hàng, quán rượu, cà phê, shopping center, tiệm nail vốn đã ế ẩm từ đầu năm khi Covid-19 xuất hiện, nay phải đóng cửa theo lệnh phong tỏa (shutdown) của chính phủ. Trong khi du học sinh Viêt Nam phần đông làm thêm trong những ngành này nên đồng loạt thất nghiệp.

Trong số du học sinh Việt Nam ở Australia, chỉ một số ít có học bổng hoặc được gia đình chu cấp từ A tới Z. Đa số phải đi làm thêm để chi trả tiền thuê nhà, sinh hoạt, mua sắm, thậm chí nhiều bạn còn phải lo luôn học phí. Thất nghiệp đồng nghĩa với tương lai mù mịt phía trước.

Jacky Le, sinh viên Đại học Swinburne, làm fulltime cho Seven Seeds, chuỗi tiệm cà phê thức ăn nhẹ ở Melbourne, vừa mất việc. May mắn năm nay Jacky nghỉ học đi làm nên không phải đóng tiền học, nhưng tiền nhà $1.500 mỗi tháng trở thành gánh nặng.

Mới đây chính phủ đã đàm phán thành công với các ngân hàng để chủ nhà được nợ tiền lãi trong sáu tháng. Nhờ vậy Jacky viết thư đến công ty địa ốc trình bày hoàn cảnh và yêu cầu xem xét cho nợ hoặc giảm tiền nhà.

Nếu không được chấp thuận, Jacky sẽ phải xài lạm vào số tiền dành dụm để năm sau đóng học phí rồi tính tiếp. Bí quá, em đành trả nhà, đi ở tạm với bạn bè và xin tiền gia đình. Cả hai việc này từ trước đến nay Jacky chưa từng nghĩ tới.

Có vài bạn may mắn được miễn phí hai tháng tiền nhà, nhưng những trường hợp này rất hiếm. Thuy Pham đang học y tá ở Australia Catholic University mất liền hai nguồn thu nhập từ việc bán hàng ở tiệm quần áo Witchery và giày Midas trong vòng một tuần. Thuy đang lo vì phải đóng học phí, tiền trọ, ăn uống, sinh hoạt. Điều khó khăn trước mắt là Thuy không có nhiều tiền trong ngân hàng.

“Chắc phải cà credit card với lãi suất 22,4% cầm cự qua ngày. Nếu tình trạng này kéo dài hơn sáu tháng, em không biết sẽ giải quyết như thế nào”, Thuy nói. Mới đây Thuy cùng các du học sinh của những nước khác ký tên thỉnh cầu chính phủ yêu cầu trường đại học cho gia hạn đóng học phí.

Trường hợp của Loan Vo, sinh viên University of Sydney hơi khác. Loan chọn ở lại theo lời khuyên của trường. Đây là năm đầu tiên Loan xa nhà và sống tự lập một mình trong ký túc xá. Khi tình hình dịch bệnh tồi tệ Loan lại muốn về Việt Nam để được ở bên gia đình.

Nhưng bây giờ đã trễ, nếu bị kẹt ở nước thứ ba thì càng vất vả. Suốt ngày Loan thu mình trong phòng, lo lắng khi bệnh hoạn bơ vơ nơi đất khách quê người. Việc dạy và học đã được chuyển sang online, không hiệu quả nhưng học phí vẫn không thay đổi, gần $50.000 một năm. Loan và các sinh viên quốc tế khác đang kiến nghị trường giảm học phí.

Một du học sinh (giấu tên) chia sẻ: “Tình hình chung là bạn nào cũng thất nghiệp hoặc bị cắt giờ làm, ai cũng khó khăn, những bạn gia đình khá giả còn đỡ, chứ như tụi em thì chỉ còn cách nhờ vả bạn bè”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *